#HƯỚNG_DẪN_TƯƠNG_TÁC_HỌC_LIỆU_3_5
Bộ này được mẹ cháu gọi là HỌC LIỆU KHOA HỌC. Gọi là KHOA HỌC nhưng thực ra chẳng cao siêu tẹo nào. Toàn là các vấn đề mà ngày nào các bé cũng quan sát thấy, các bố mẹ cũng nhận thấy. Chỉ có điều chúng ta có giải thích và nhìn nhận nó như 1 vấn đề cần tìm hiểu hay không.
Bộ này gồm các chủ đề:
1. Các hình thái thời tiết (5 hoạt động)
2. Cấu tạo của cây hoa, vòng đời cây, vòng đời ếch (3 hoạt động)
3. Động vật và gia đình của chúng (2 hoạt động)
4. Phân loại động vật theo nhóm (2 hoạt động)
5. Phan loại động vật theo khu vực sống (1 Hoạt động)
6. các bộ phận trên cơ thể người (7 HĐ)
7.Tái chế rác (Gồm 3 HĐ).
Với bộ học liệu này, điều kiện tiên quyết để khai thác có hiệu quả là bố mẹ phải dành thời gian chơi cùng con và cùng con giải đáp các thắc mắc và các câu hỏi liên quan.
Chủ đề 1: Các hình thái thời tiết.
Đối với 3 HĐ đầu tiên, các bạn nhỏ có thể dễ dàng đoán được matching hình ảnh/ hình ảnh, hình ảnh/ từ hoặc từ với từ.
2 HĐ sau, đối với các hình thái thời tiết khó hơn, khắc nghiệt hơn. Bố mẹ có thể cho bé matching hình ảnh với hình ảnh với nhau trước. Phần gắn từ vựng và hình ảnh minh họa, mẹ cháu xin gửi tới 1 số định nghĩa và dấu hiệu nhận biết như sau:
1- Drought : Hạn hán (bức hình đất rạn)
2- Blizzard /’blizəd/ bão tuyết (bực hình 2 chiếc ô tô và nhà ngập trong tuyết)
3- Ice storm: Bão băng (Bức hình minh họa băng đóng kín trên mái nhà và dây điện)
4- Flood: Ngập lụt (bức hình có 2 người lái thuyền)
5- Fog: Sương mù (bức hình có tòa nhà mờ trong sương)
6- hurricane: Bão tố hay áp thấp nhiệt đới (bức hình có cây đổ và nhà bị tốc mái)
7- Heat wave : Đợt nóng/ sóng nhiệt (a period of time such as a few weeks when the weather is much hotter than usual) (bức hình có mặt trời)
8- Tornado: lốc xoáy/ vòi rồng.
Chủ đề 2: Cấu tạo của cây hoa, vòng đời cây, vòng đời ếch (3 hoạt động)
HĐ 1: Cấu tạo của 1 mầm cây: phần này bé tương tác theo 2 cách.
Một là matching hình ảnh với hình ảnh, 2 là bảng tên và hình ảnh. Hoạt động này giúp bé gọi tên được các thành phần của 1 mầm cây.
HĐ 2: Vòng đời của cây ăn trái.
Mẹ có thể cùng bé hoàn thiện vòng đời cây, giải thích cho bé từng loại cây ăn trái có vòng đời ngắn hay dài, tên gọi của từng giai đoạn trong vòng đời cây. Bé có thể vừa thực hành dán lên vừa thuyết trình để ghi nhớ.
Tương tự như vậy với vòng đời của ếch.
3. Động vật và gia đình c ủa chúng (2 hoạt động)
Phần này các bé sẽ nhìn thấy được sự thay đổi của các loài động vật lúc nhỏ và khi trưởng thành.
Phần phân loại các loài đôngj vật có xương sống:
động vật có vú/ chim/ cá/bò sát và lưỡng cư: Phần này các bố mẹ cần cung cấp các thông tin về đặc điểm từng nhóm động vật cho con.
– Động vật có vú: (lớp thú)
Lớp động vật có xương sống đầu tiên chúng ta làm quen là lớp động vật có vú. Ngựa vằn, cừu, sư tử là động vật có vú, thậm chí cá heo và cá voi cũng là động vật có vú. Những con vật này trông bề ngooài khác nhau nhưng có 1 đặc điểm chung, là được bú sữa mẹ từ lúc mới sinh ra, và con non sẽ lớn lên trong bụng mẹ. Và 1 điểm thứ 2 là chúng là động vật có máu nóng, điều này đảm bảo cho nhiệt độ bên trong cơ thể chúng luôn ổn định dù điều kiện thời tiết bên ngoài thay đổi.
– Lớp chim: loài động vật có xương sống, máu nóng, đi đứng bằng hai chân, có mỏ, đẻ trứng, có cánh, có lông vũ và biết bay (phần lớn).
– Lớp cá:
Phần lớn là các động vật máu lạnh, thở bằng mang, sống dưới nước.
– Bò sát và lưỡng cư
là một tập hợp các loài động vật bao gồm cá sấu, cá sấu Mỹ, tuatara, thằn lằn, rắn .là động vật đẻ trứng.
4. các bộ phận trên cơ thể người (7 HĐ)
Gồm 7 HĐ tương tác lặp đi lặp đi lặp lại giữa hình ảnh và thẻ từ giúp bé nhớ và hiểu được định nghĩa từng từ.
5. tái chế
Phần này các bé học về phân loại rác thải theo thành phần cấu tạo của chúng: Plastic/ giấy/ hữu cơ/ kim loại.
Các rác thải hàng ngày sẽ được phân loại theo các nhóm này để phục vụ cho việc tái chế để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
CHÚC CÁC MẸ CÓ NHỮNG THỜI GIAN HẠNH PHÚC BÊN CON <3
Hotline hỗ trợ 0972.70.40.66.
Link đặt hàng shopee:
https://shopee.vn/product/27811556/1295428574/