Sự nhút nhát ảnh hưởng thế nào đến kỹ năng xã hội của trẻ?
Mô tả:
Vũ năm nay bốn tuổi, bạn ấy cực kỳ nhát gan, lúc nào cũng cần có người lớn ở bên cạnh. Vũ sợ nhất là gặp người lạ,một lần nhà bạn ấy có khách, trong đó có một chú trông khá
đô con muốn bế bạn ấy, nhưng bạn ấy lại sợ đến mức khóc ầm lên, làm bố mẹ vô cùng bối rối.
Suy nghĩ của Vũ:
Mẹ thường nói, trẻ con mà không nghe lời sẽ bị người xấu bắt đi, có lúc mình cũng không nghe lời mẹ, liệu có bị người xấu bắt đi không nhỉ? Trong số các cô chú mình không quen biết đó, liệu có ai là người xấu không?
Nên làm thế nào đây?
Sau khi có ý thức về bản thân, trẻ sẽ bắt đầu phát triển những kỹ năng mang tính xã hội. Những kỹ năng này bao gồm: kỹ năng giao tiếp, năng lực hợp tác giải quyết vấn đề, cảm xúc quan tâm, đồng tình với người khác… Trong đó, kỹ năng giao tiếp là cơ bản và là tiền đề trong các kỹ năng xã hội của trẻ. Trong cuộc sống thực tế, có rất nhiều trẻ sợ giao tiếp, nhút nhát… và trẻ rất cần được bố mẹ hướng dẫn một cách hợp lý. Nếu bố mẹ thường xuyên dùng cách dọa nạt thì sẽ khiến trẻ mất đi cảm giác an toàn, càng trở nên nhút nhát hơn, tính xã hội sẽ phát triển chậm. Nếu bố mẹ muốn cố gắng để trẻ tuân thủ quy tắc nào đó, có thể mượn những câu chuyện, những nhân vật hoạt hình mà trẻ quen thuộc để làm ví dụ, giúp trẻ hiểu vấn đề còn tồn tại trong hành động và ngôn ngữ của mình, như vậy sẽ giúp trẻ dễ tiếp nhận hơn. Chỉ khi hiểu và rèn luyện được những thói quen tốt, trẻ mới càng biết tôn trọng các quy tắc.
Bố mẹ hãy cùng con đọc bốn câu chuyện ngắn dưới đây và xem xem các nhân vật trong câu chuyện đã làm thế nào nhé!
####